Gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam, lá nếp thơm được sử dụng hàng ngày trong nấu ăn như một loại nguyên liệu để tăng thêm hương thơm và mùi vị cho món ăn. Tuy nhiên, ngoài tác dụng này nếp thơm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những thông tin rõ hơn, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục chính
Đặc điểm nổi bật của Nếp thơm
Nếp thơm có tên gọi khác là lá dứa thơm hay lá cơm nếp. Cây nếp có thân thẳng giống như một lưỡi gươm. Mép lá không có gai, mặt trên màu xanh sẫm, bóng. Mặt dưới có màu xanh đậm hơn, đôi khi có thể phủ một lớp lông ngắn mịn bên ngoài. Cây lá nếp không có quả hay hoa.
Nhiều người thường hay nhầm lẫn cây với cây dứa (khóm), nhưng có một điểm dễ phân biệt nhất là lá nếp có mùi thơm rất đặc trưng tựa như mùi cơm nếp chín, để càng khô thì càng thơm. Chính vì vậy, nên lá nếp thường được sử dụng trong nấu ăn hoặc để trong nhà, trong xe,…
Những lợi bất ngờ tới sức khoẻ của lá Nếp thơm
Lá nếp tồn tại dưới dạng tinh dầu, bột, lá khô đóng gói, ướp lạnh nhưng tốt nhất vẫn là lá nếp tươi. Bên cạnh hương thơm đặc trưng, cây còn được ưa chuộng bởi chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể như: Beta-carotene, vitamin C, vitamin A, riboflavin, thiamin,… Với những thành phần dinh dưỡng như vậy, cây sẽ mang lại những tác dụng tốt như:
Giảm viêm khớp và thấp khớp
Dầu chiết xuất từ lá nếp giàu các hóa chất thực vật giúp giảm đau nhức xương khớp, đau đầu và đau tai. Chính vì vậy, những người bị bệnh về xương khớp khi thoa dầu lên các vị trí đau sẽ làm dịu cơn đau ngay lập tức. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh này cũng nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu purine như rau chân vịt, cá cơm, thịt đỏ hoặc thậm chí là không được tắm đêm để giảm tình trạng bệnh.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Lá nếp rất dồi dào carotenoid, đây là một nhóm chất chống oxy hóa hỗ trợ giảm nguy cơ phát bệnh xơ vữa động mạch và hẹp động mạch vành do sự tích tụ mảng bám bên trong lòng động mạch.
Tốt cho làn da
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, trong lá nếp có axit tannic có tác dụng làm lạnh nhanh chóng các vết bỏng nhỏ. Hỗ trợ trị những vết cháy nắng hoặc những vấn đề khác về da.
Kiểm soát đường huyết
Quercetin có trong lá nếp thơm sẽ giúp giảm đường huyết, hỗ trợ chống lại các gốc tự do gây ra các bệnh mãn tính. Nó còn có tác dụng giảm viêm và dị ứng rất tốt. Sau mỗi bữa ăn, uống một tách trà lá nếp sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Tốt cho răng
Một điều không thể phủ nhận rằng, lá nếp có mùi rất thơm, vì vậy khi nhai lá nếp sẽ cho bạn hơi thở thơm tho, giảm đau nướu và tốt cho sức khỏe răng miệng.
Giảm nhẹ bệnh gout
Trà lá nếp sẽ giúp giảm axit uric trong cơ thể, vì vậy không chỉ giảm nhẹ triệu chứng bệnh gout mà còn hỗ trợ làm teo nhỏ sỏi thận.
Ngăn ngừa ung thư
Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng trong lá nếp có chứa nhiều thành phần đóng vai trò như chất chống lại ung thư. Vì vậy, hãy dùng lá nếp thường xuyên nhé.
Gợi ý 4 công thức nước uống lá nếp cho thân hình mảnh mai
Ngoài những lợi ích trên, nước uống lá nếp còn có tác dụng giảm cân, cho bạn thân hình thon gọn, mảnh mai. Bên cạnh cách chế biến truyền thống, bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác để thức uống thơm ngon hơn. Hãy tham khảo 4 công thức nấu dưới đây nhé.
Lá Nếp + Gừng
Nguyên liệu:
- Đầu tiên, chuẩn bị 3-4 lá nếp có kích thước trung bình nhỏ
- 2 – 3 củ gừng tùy theo ý thích của bạn
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị
- Buộc lại lá nếp lại và thả vào nồi nước đang sôi. Bỏ thêm một lát gừng hoặc nhiều hơn để tăng hương vị.
- Đun sôi trong 5 phút, sau đó vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút cho đến khi nước chuyển màu xanh. Càng dùng nhiều lá thì nước sẽ càng thẫm màu.
- Cuối cùng, vớt lá dứa ra, để nước nguội là có thể uống rồi. Nước lá nếp có thể bảo quản trong tủ lạnh đến 7 ngày.
Lá Nếp + Đậu xanh
Nguyên liệu
- 5 lá nếp
- 300g đậu xanh. Loại đậu xanh nên dùng là loại còn vỏ cho thơm, giàu vitamin và chất xơ rất tốt cho việc giảm mỡ.
Cách làm
- Đầu tiên, ngâm đậu xanh qua đêm trong 5 – 6 giờ, bạn có thể bỏ chút muối để ngâm cùng. Sau khi thấy vỏ đậu xanh đã nứt ra thì bạn rửa lại đậu xanh lần nữa cho sạch.
- Cho đậu xanh (cả vỏ) vào nồi, đổ nước ngập rồi đun. Khi nước sôi, sẽ có những váng bọt nổi lên, hãy vớt ra rồi đun tiếp vài phút cho đậu chín tới thì tắt bếp.
- Sau khi đậu đã nguội hãy cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Thành phẩm sau khi xay khá đặc, bạn đổ hết vào nồi, cho thêm nước rồi đun tiếp.
- Đồng thời buộc 5 lá nếp lại và cho vào nồi luôn.
- Đợi khi nước sôi thì vớt bọt, vặn nhỏ lửa. Đun thêm vài phút nữa rồi tắt bếp và vớt lá dứa ra. Chú ý, đừng ngâm lá nếp quá lâu trong nồi, nó sẽ khiến nước đậu bị đắng.
- Cuối cùng, rót nước ra cốc và thưởng thức thôi. Đậu xanh nhiều chất xơ và protein, giúp bạn no lâu cùng với vị lá nếp thanh mát sẽ là thức uống thơm ngon giúp bạn giảm cân.
Lá Nếp + Cần tây
Nguyên liệu
- 1 bó rau cần tây + 5 lá nếp
- 1/4 quả dứa
Cách làm
- Rửa sạch nguyên liệu, cắt dứa và cần tây thành nhiều khúc nhỏ. Cuộn lá nếp lại rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đỏ 2 tô nước vào rồi đun sôi.
- Sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu đến khi cạn chỉ còn một bát nước thì uống.
Bên cạnh đó, nếu không thích nấu nước uống, bạn có thể cho cần tây thái khúc, dứa thái lát cùng với 2 lá nếp thái nhỏ vào máy xay. Xay thật nhuyễn, rồi thêm chút đường là có thể uống được. Lá dứa sẽ giúp át đi mùi cần tây hiệu quả.
Lá Nếp + Trà xanh
Nguyên liệu
- 2 túi lọc trà xanh
- 2 lá dứa
Cách làm
- Rửa sạch lá nếp, cắt khúc rồi vò nát để hương vị của lá nếp được tiết ra nhiều hơn.
- Cho lá nếp và túi lọc trà vào ấm, rót nước sôi vào. Đậy nắp lại trong khoảng 5 phút là có thể uống được.
Lưu ý: Với thức uống này bạn chỉ dùng trong ngày, nếu để qua đêm trà sẽ bị xỉn màu và làm mất đi rất nhiều vitamin.
Như vậy, có thể thấy rằng lá nếp thơm mang lại những lợi ích to lớn cho sức khoẻ của chúng ta, nhưng lại có quá ít người biết đến những tác dụng tuyệt vời này. Vì vậy, bạn hãy chia sẻ bài viết này cho những người bạn, những người thân yêu của mình để cùng nhau chăm sóc và bảo vệ cho sức khỏe của chính mình nhé.
- Uống cần tây nhiều có tốt không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách
- 4 cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả để tránh các bệnh vào mùa hè
- 4 phương pháp chống lão hóa da hiệu quả có nguồn gốc từ thiên nhiên
- Làm trắng da từ sâu bên trong với 9 phương pháp tự nhiên
- Cần tây được sử dụng làm gì? Một số cách sử dụng rau cần tây