Với hương vị thơm ngon và dễ dàng mua được tại nhiều nơi, rau cần tây là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Không chỉ vậy, nhiều người còn sử dụng để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt trong vấn đề hạ huyết áp.
Mục lục chính
Tổng hợp các chất có lợi cho sức khỏe có trong cần tây
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận định rằng trong cần tây có chứa hàm lượng lớn các Protein, Lipid, chất xơ và các nguyên tố vi lượng, khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, loại rau xanh này còn giàu các chất có khả năng kích thích tiêu hóa, tinh dầu của chúng được xem là công dụng hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị chữa các chứng khó tiêu, đầy hơi, giúp lợi tiểu,…
Bên cạnh những chất trên, thực tế cho thấy hàm lượng Canxi, Sắt, Axit Amin, Protid hay Photpho có trong cần tây đều cao hơn so với các loại rau khác. Nhờ đó mà chúng có công dụng tuyệt vời trong vấn đề kích thích quá trình tuần hoàn máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và bồi bổ khí huyết.
Đặc biệt, hàm lượng chất Apigenin có trong cần tây được nhiều chuyên gia nhận định có khả năng ngăn chặn hiệu quả tình trạng chứng huyết áp cao, kích thích giãn nở mạch máu. Qua đó có thể thấy, cần tây thực sự là loại rau xanh mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người.
Công dụng của cần tây trong vấn đề hạ huyết áp
Như đã đề cập, cần tây không chỉ cung cấp những chất có lợi cho cơ thể mà còn giúp kiểm soát vấn đề tăng huyết áp. Sở dĩ, chúng có công dụng hữu hiệu như vậy là nhờ những thành phần dinh dưỡng có hàm lượng lớn trong cần tây, cụ thể:
- Kali là dưỡng chất có tác dụng kiềm hãm các tác nhân có hại gây sức ép lên thành mạch, từ đó ngăn ngừa hiệu quả vấn đề tăng huyết áp.
- Các chất chống Oxy hóa có khả năng ngăn cản hiệu quả quá trình hình thành các gốc tự do gây hại, qua đó tăng cường các kháng thể, nâng cao sức khỏe.
- Apigenin có trong cần tây giúp mạch máu giãn nở ở mức cho phép, từ đó hạn chế việc gia tăng áp lực lên thành mạch.
- Ngoài ra, sử dụng cần tây thường xuyên còn giúp giảm thải các chất độc tố có hại, hỗ trợ tăng cường các chức năng của thành mạch.
Cách sử dụng cần tây để đạt hiệu quả tốt nhất
Cần tây là loại rau xanh được sử dụng nhiều trong quá trình chế biến các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong vấn đề sử dụng loại rau xanh này để cải thiện vấn đề cao huyết áp, người bệnh nên ép lấy nước để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, nên chọn những thân rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khỏe mạnh, không úa màu hoặc có dấu hiệu bất thường.
Quá trình sử dụng nên được tiến hành với liều lượng là 3 chén (ly cơ trung) mỗi ngày, sử dụng đến khi huyết áp có dấu hiệu ổn định. Bên cạnh việc sử dụng nước ép nguyên chất, có thể pha kèm với mật ong, đường mạch nha để có hương vị kích thích vị giác hơn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể đun sôi loại rau xanh này với tỉ lệ nước phù hợp để uống mỗi ngày.
Ngoài ra, để sử dụng một cách hiệu quả nhất, mỗi cá nhân cần lưu ý:
- Để cần tây có thể phát huy hết công dụng, cần uống chúng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc uống trước bữa ăn 30 phút.
- Đê giữ được tối đa hàm lượng các chất có trong cần tây, khuyến cáo nên sử dụng nước ép cần tây không pha trộn để đạt công dụng tốt nhất.
- Nên hạn chế các món ăn được kết hợp từ cần tây với dưa leo, thịt baba, nghêu, sò hàu biểu,… để gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- Vì có tính hạ khí huyết nên người huyết áp thấp cần tránh sử dụng cần tây thường xuyên.
- Cần tây có thể gây ngứa, vảy nến,… đối với những người đang mắc các bệnh ngoài da.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu không nên sử dụng cần tây để tránh xảy ra tình trạng lưu thai dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
- Cần tây không phải là thuốc, do đó nên sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không được lạm dụng quá nhiều cần tây mỗi ngày, nên sử dụng từ 40 đến 50 gam cần tây tươi mỗi ngày hoặc 15 gam mỗi ngày đối với cần tây đã được phơi khô.
Một số công thức chế biến cần tây
Nước ép cần tây
Đây là cách chế biến dễ dàng và đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 50 gram cần tây bao gồm cả thân và lá đã được rửa sạch.
- 1 của cải đường với khối lượng vừa phải.
- Có thể kết hợp thêm các loại củ như: cà rốt, lê, gừng,…
Tùy theo khẩu vị người uống, pha trộn các nguyên liệu trên theo tỉ lệ phù hợp. Tuy nhiên lượng các thực phẩm đi kèm không vượt quá so với cần tây.
Cách thực hiện:
Các loại nguyên liệu trên được mang đi rửa sạch bằng dung dịch nước muối hoặc các loại chất tẩy rửa phù hợp khác. Sau đó gọt bỏ vỏ, tiến hành thái nhỏ và bỏ vào máy xay để tạo ra hỗn hợp nước ép.
Nước cần tây
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cần tây: 50 gram.
- Nước lọc: 3 chén cỡ trung.
Cách thực hiện:
Cần tây được rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi nấu kèm 3 chén nước đã chuẩn bị trước đó. Tiến hành nấu sao cho từ 3 chén còn 1 chén nước, sử dụng mỗi ngày để cải thiện được tình trạng bệnh.
Cần tây hầm
Đây được xem là món khá mới lạ với nhiều người nhưng có hương vị thơm ngon, đem lại hiệu quả cao trong vấn đề nâng cao sức khỏe.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cần tây: 100 gram.
- Thịt lợn: 100 gram.
- Nước hầm gà: 300ml.
- Nấm hương: 30 gram.
- Các loại gia vị như gừng, hành,…
Cách thực hiện:
Các nguyên liệu sau khi sơ chế sạch sẽ được hầm chung với nhau cho đến khi mềm và sử dụng như món canh trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh việc ổn định huyết áp, món ăn này còn có công dụng bổ thận, thanh lọc giải độc cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin hữu ích nêu trên, các bạn sẽ lựa chọn được cho bản thân và gia đình công thức chế biến cần tây phù hợp để có thể ngăn ngừa, kiểm soát tốt huyết áp. Đồng thời, người bệnh nên sớm thăm khám tại cơ sở y tế chất lượng, tránh kéo dài thời gian bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị.
- [Dân Việt] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi sản phẩm hữu cơ tại lễ Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội NDVN
- Gợi ý thực đơn thích hợp ăn trước và sau khi tập yoga?
- [Tuổi Trẻ] Các dự án giành giải thưởng Startup Hunt 2020 “trình làng”
- [Dân Trí] Hỗ trợ 190 tỉ đồng cho thanh niên khởi nghiệp từ 2018 đến nay
- [BNEWS] FoodMap.Asia giành giải Nhất Startup Hunt 2020