Chứng nhận Halal là gì? Tại sao các thực phẩm nên có chứng nhận Halal?

Với hơn 1,9 tỷ người tiêu dùng Hồi giáo khắp thế giới, thị trường các sản phẩm Halal đang phát triển nhanh chóng. Với tốc độ ngày càng tăng, các nhà cung cấp đang đối phó với nhu cầu ngày càng cao này và điều chỉnh dây chuyền sản xuất của họ để tuân thủ và đáp ứng cho yêu cầu của tiêu chuẩn Halal.

Ở Việt Nam, khái niệm Halal vẫn còn khá mới mẻ và không nhiều người biết đến, dưới đây để tìm hiểu sâu hơn nhé.

Mục lục chính

Thuật ngữ Halal

Chứng nhận Halal
Hình ảnh: Halal vốn là một từ Ả Rập chỉ sự hợp pháp

Halal là một thuật ngữ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘được phép hoặc hợp pháp’. Sự hợp pháp ở đây không đề cập đến các giá trị nhân văn, nhân bản nói chung mà hướng đến hệ quy chuẩn thuộc tôn giáo của đạo Hồi. Theo đó, Halal là từ chỉ điều gì đó phù hợp với chuẩn mực và giá trị mà Kinh Qur’an đề cập tới và để người Hồi giáo tuân theo.

Trái ngược với Halal là Haram – là chỉ những sự việc bị cấm, không hợp pháp (kiêng kị) cũng dựa theo Kinh Qur’an như trên. Trong trường hợp một số hành động chưa được xác định là Halal hay Haram thì nên hạn chế thực hiện. Người theo đạo Hồi sẽ chỉ thực hiện chúng nếu có sự chỉ đạo từ bề trên và các hành động này được xếp vào nhóm Mashbooh (tức là nghi vấn hoặc nghi ngờ).

Trên thực tế, người Hồi giáo sử dụng thuật ngữ Halal trong hầu hết các lĩnh vực thuộc đời sống. Ngoài phạm vi thực phẩm, dược phẩm thì Halal còn được đề cập trong các vấn đề chính trị, văn hóa – xã hội hoặc kinh tế,…

Theo một số chuyên gia nghiên cứu tôn giáo, Halal thậm chí còn được coi là một trong những “Thiên luật” của người đạo Hồi.

Chứng nhận Halal là gì?

Chứng nhận Halal là phương tiện mà một cơ quan được tôn trọng, có thẩm quyền và khách quan đánh giá quá trình sản xuất được đề cập, xác nhận rằng việc sản xuất được thực hiện theo các tiêu chuẩn Halal và theo đó đưa ra một tài liệu đã được phê duyệt. Cùng với điều kiện phải là Halal trong thực phẩm, các yêu cầu sức khỏe và độ tinh khiết cũng phải được tuân thủ.

Với chứng nhận halal, nó được đảm bảo rằng thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng được sản xuất cho người tiêu dùng Hồi giáo. Theo tiêu chuẩn TS OIC/SMIIC 1, Chứng nhận Halal bao gồm sản phẩm và kiểm soát các quá trình sản xuất của sản phẩm, bao gồm sản xuất nhiều loại thực phẩm như thịt, gà, sản phẩm cá, phụ gia, gia vị, cũng bao gồm cả nơi phục vụ chẳng hạn như nhà hàng, cửa hàng bánh ngọt, nhà ăn.

Chứng nhận Halal là một trong những chứng chỉ quan trọng để một sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường các quốc gia theo đạo Hồi. Ngoài ra đây cũng là căn cứ để những người Hồi giáo nhanh chóng tìm được sản phẩm phù hợp với tôn giáo của mình khi hoạt động tại các quốc gia khác trên thế giới. 

Chứng nhận Halal
Hình ảnh: Sản phẩm đạt chuẩn Halal được phép lưu thông trên thị trường Hồi giáo

Một sản phẩm được đánh giá là đạt chuẩn Halal cần dựa vào tiêu chí nào?

Chứng nhận Halal
Hình ảnh: Để đạt được chứng nhận Halal phải trải qua quy trình xét duyệt nghiêm ngặt

Quy trình để xét duyệt một sản phẩm đạt chuẩn Halal diễn ra hết sức nghiêm ngặt. Tất cả các quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến giai đoạn sản phẩm cuối cùng đều phải tuân thủ các tiêu chí Hồi giáo.

Trước hết, thành phần hay nguyên liệu tạo thành sản phẩm đóng vai trò quyết định. Sản phẩm nào được chế biến từ động vật hoặc các thành phần bị cấm tiêu dùng đối với người Hồi giáo sẽ không được chứng nhận Halal.

Tiếp đến, Cơ quan xét duyệt sẽ căn cứ vào toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến cho đến in nhãn hiệu, đóng gói/bao bì, vận chuyển và bảo quản. Bản thân Kinh Quar’an có đề cập đến một số nguyên tắc cơ bản trong chế biến và bảo quản hàng hóa, thực phẩm, dược phẩm. Nếu một sản phẩm có thành phần tuân theo tiêu chí Halal nhưng trong quá trình chế biến đã bị nhiễm bẩn, sử dụng chất phụ gia bị cấm thì vẫn không được dán tem chuẩn Halal.

Cả hai giai đoạn sản xuất và tất cả các thành phần của sản phẩm, cũng như các tác động trong quá trình sản xuất, phải mang các tiêu chuẩn thích hợp với các tiêu chí Hồi giáo như: Yêu cầu về nhân đạo, về sức khỏe, độ sạch và về dinh dưỡng.

Có thể nói các tiêu chí chứng nhận Halal là bộ tiêu chí yêu cầu độ tỉ mỉ, chính xác cao hàng đầu thế giới hiện nay. Chất lượng của tất cả các sản phẩm dán tem Halal đều phải đạt chuẩn yêu cầu 100%, bảo vệ tối đa sức khỏe cũng như đức tin của người đạo Hồi.

Sản phẩm đạt chứng nhận Halal mang lại những lợi ích gì?

Chứng nhận Halal
Hình ảnh: Sản phẩm đạt chuẩn Halal mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng

Niềm tin của người tiêu dùng: Chứng nhận cung cấp cho người tiêu dùng cơ hội đưa ra lựa chọn có ý thức phù hợp với sở thích của họ. Đồng thời, với cơ chế kiểm tra liên tục do giấy chứng nhận thực phẩm halal cung cấp, người tiêu dùng có thể yên tâm tiêu dùng thực phẩm mình mua.

Xuất khẩu và Cạnh tranh: “Thực phẩm Halal”, trong lĩnh vực thực phẩm, đã và đang gia tăng tầm quan trọng của nó trên thị trường toàn cầu gần đây. Các công ty đạt được chứng nhận halal sẽ có cơ hội cung cấp sản phẩm của họ cho thị trường “thực phẩm halal” toàn cầu và tăng sức mạnh cạnh tranh của họ. Nhờ có chứng chỉ “thực phẩm halal”, là kết quả của quá trình chứng nhận halal, việc nhận biết và quảng bá sản phẩm cũng như nhà sản xuất trong thị trường Hồi giáo trở nên dễ dàng hơn nhiều. 

Chất lượng: Giấy chứng nhận chỉ ra rằng không chỉ áp dụng các yêu cầu của luật Halal đối với sản phẩm thực phẩm “thực phẩm Halal”, mà các thực hành an toàn và vệ sinh thực phẩm cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

Hiện nay, nhờ đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nên không chỉ những người theo đạo Hồi mà ngày càng có nhiều người ở khắp nơi trên thế giới chọn sản phẩm đạt chuẩn Halal như một xu hướng mới trong tiêu dùng hiện đại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *