Có thể nói, mùa đông chính là “kẻ thù” đối với làn da của nhiều chị em. Đặc trưng khí hậu nước ta là nóng ẩm mưa nhiều, nhưng vào tiết trời mùa đông, thời tiết khô hanh kéo dài khiến làn da chúng ta không còn mịn màng, căng bóng. Vậy đâu là những vấn đề thường gặp của làn da mỗi khi đông về và cách khắc phục, phòng tránh là gì?
Mục lục chính
Vấn đề số 1: Da nổi mụn
Hầu hết chúng ta đều biết nguyên nhân chính gây nổi mụn trên da là do bụi bẩn, lỗ chân lông bị bít, tắc. Đây thường là cơ hội cho vi khuẩn tập trung, chỉ sau một thời gian ngắn tình trạng này xảy ra thì da sẽ xuất hiện các đốm mụn ẩn, mụn đầu đen hoặc mụn trứng cá.
Tuy nhiên các chị em cần biết rằng ngay cả khi mùa đông đến, da bị khô, không đủ ẩm thì mụn cũng có thể xuất hiện. Các tế bào chết sẽ khiến vi khuẩn đọng lại, chúng xâm nhập vào các lỗ chân lông rồi gây mụn. Hầu hết các vùng da trên cơ thể chúng ta đều có thể xuất hiện mụn khi mùa đông đến, phổ biến nhất là da mặt, ngực, lưng, cổ và vai.
Điều đầu tiên cần nghĩ đến để giải quyết tình trạng này đó là thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh da mặt. Bước tẩy trang, làm sạch cần được thực hiện kỹ càng và cẩn thận. Bạn cũng cần hạn chế việc chạm tay vào các vùng da đang xuất hiện mụn hoặc bị tổn thương. Ngoài ra, chị em nên đổi sang sử dụng các loại sữa rửa mặt, sữa tắm dịu nhẹ, ít tạo bọt.
Bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ da liễu ngay khi phát hiện da mặt và các vùng cơ thể có đốm mụn bất thường vào mùa đông thay vì tự uống thuốc hay dùng kem cấp ẩm, trị mụn không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc chăm sóc da hàng ngày. Ngoài ra, trong một số trường hợp nếu tình trạng nặng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống viêm và kháng sinh để giúp bạn thoát khỏi các vấn đề về mụn.
Vấn đề số 2: Khô môi
Hẳn là các chị em phụ nữ sẽ cảm thấy rất mất tự tin nếu đôi môi của mình trở nên thô ráp, nứt nẻ và thậm chí là rớm máu trong những tháng mùa đông. Trên thực tế, đại đa số phụ nữ đều gặp phải tình trạng này và tỷ lệ khô môi ở nữ giới còn cao hơn hẳn nam giới.
Chúng ta cần hiểu rằng da môi tương đối mỏng nếu không muốn nói là mỏng hơn hầu hết các vùng da khác trên cơ thể. Các tác động từ thời tiết như khô hanh, gió và độ ẩm đều có thể ảnh hưởng mạnh đến vùng da này và khiến nó bị mất nước, nứt nẻ. Tệ hơn, việc khô môi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tại các vết nứt trên bề mặt môi, vết thương lâu lành và thậm chí khiến vùng da đó sậm màu hơn.
Vậy giải pháp nào cho vấn đề khô môi vào mùa đông? Câu trả lời chính là các biện pháp dưỡng da vùng môi bao gồm sử dụng son dưỡng, mặt nạ ngủ và kháng sinh (trong trường hợp môi bị nứt nẻ nặng, có nguy cơ nhiễm trùng). Các biện pháp kể trên sẽ làm dịu và làm lành các vết thương theo phương pháp cấp ẩm và kích thích tái tạo da non.
Ngoài ra, các chị em cũng nên lưu ý không sử dụng nước nóng để rửa mặt hoặc tiếp xúc với vùng môi trong mùa đông. Việc này chỉ khiến da chúng ta dễ bị nẻ hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy chuẩn bị nước có độ ấm khoảng 30 – 35 độ C để vệ sinh môi nếu cần thiết nhé!
Vấn đề số 3: Bệnh chàm
Bệnh chàm còn được biết đến như một chứng viêm da. Khi bị chàm, làn da của chúng ta sẽ bị khô, ngứa và dễ bị kích ứng. Vào mùa đông, chàm phổ biến hơn cả với các vùng da dày như khuỷu tay, đầu gối và bàn tay. Đặc trưng của người bệnh thường là các vùng da bị sậm màu, da đùn dày hoặc xuất hiện thêm mụn nước, bóng nước gây ngứa rát.
Nhiệt độ giảm thấp kèm sự thay đổi độ ẩm trong không khí vào tiết trời mùa đông dễ làm chị em phải đối mặt với chàm khô. Các chuyên gia da liễu cũng chỉ ra tâm lý căng thẳng, ức chế sẽ gián tiếp ức chế khả năng điều hòa miễn dịch của cơ thể, làm làn da nhạy cảm hơn hẳn vào mùa đông.
Giải pháp cho các chị em bị chàm có thể tham khảo bao gồm:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm toàn thân hàng ngày, ưu tiên chọn dùng các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên, không có mùi hương nồng.
- Có thể tắm tối đa mỗi ngày một lần bằng các loại xà phòng dịu nhẹ, ít tạo bọt.
- Tránh tiếp xúc thời gian dài với nước lạnh, hãy lau khô các vùng da bị chàm đang bị dính nước để bảo vệ làn da.
Vấn đề số 4: Nổi mề đay lạnh
Nổi mề đay lạnh hay còn được biết đến như chứng dị ứng với nhiệt độ thấp. Nhìn chung, các chị em dễ bị dị ứng, phát ban sau khi da tiếp xúc với không khí hoặc nước lạnh đột ngột đồng nghĩa với việc chị em đang gặp vấn đề này. Vùng da tiếp xúc lạnh sẽ dần ửng đỏ, hơi ngứa và dễ sưng, bao gồm cả vùng môi, lưỡi và họng.
Nhìn chung đối với các chị em có làn da nhạy cảm như vậy thì không có biện pháp nào để trị khỏi hoàn toàn bệnh này. Tuy nhiên chúng ta có thể chủ động kiểm soát nó bằng các loại thuốc kháng histamine, các phương pháp giữ ấm cơ thể cơ bản. Điều quan trọng nhất là chị em cần tránh nhiệt độ lạnh hay để cơ thể bị phơi nhiễm lạnh hoặc sốc hạ nhiệt.
Vấn đề số 5: Bệnh vảy nến
Trên thực tế, bệnh vảy nến là một trong những cơ chế tái tạo da bình thường của cơ thể. Theo đó, da sẽ tự sản sinh ra các tế bào mới và đùn lớp da cũ đi, tạo thành các mảng khô, bong tróc tương tự như lớp vảy trên da. Nếu chúng ta để bệnh vảy nến kéo dài thì da sẽ nứt nẻ, thậm chí chảy máu và viêm nhiễm, dần dần bệnh lan rộng đến cả các cơ quan xung quanh.
Để khắc phục bệnh vảy nến, chị em nên giữ ấm cơ thể, vệ sinh làn da sạch sẽ hàng ngày, có thể tẩy da chết nhẹ nhàng và sử dụng các liệu trình cân bằng độ ẩm cho làn da nhé!
Vừa rồi là các vấn đề của da vào mùa đông mà đại đa số chị em đều gặp phải. Hy vọng với các tư vấn trên đây thì bạn đã có thể chủ động hơn để giữ làn da bóng mịn và căng tràn sức sống cho mình. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết mới trên website để bổ sung thêm những kiến thức, mẹo vặt trong làm đẹp, chăm sóc sức khỏe nhé.
- Nguyên nhân của bệnh gout và cách phòng chống bệnh hiệu quả
- Gợi ý thực đơn thích hợp ăn trước và sau khi tập yoga?
- Collagen là gì? Công dụng của Collagen với sức khỏe và làm đẹp da
- Tiêu chuẩn GMP-WHO là gì và các nguyên tắc đi kèm
- Chứng nhận Halal là gì? Tại sao các thực phẩm nên có chứng nhận Halal?